Xét nghiệm cholesterol?

Xét nghiệm cholesterol

Xét nghiệm cholesterol giúp sớm phát hiện lượng oxy trong máu có đủ cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể hay không. Từ đó, sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ và tử vong do thiếu máu lên não.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là chất mỡ cần thiết cho cơ thể, nó được “sản xuất” từ gan, có nhiều trong thực phẩm như thịt, mỡ heo, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa.

Trên thực tế, cơ thể sẽ tự sản xuất cholesterol cần thiết, vì thế bất cứ thực phẩm nào chứa cholesterol được dung nạp vào cơ thể sẽ trở nên dư thừa. Lượng cholesterol trong máu tăng cao thường không có triệu chứng gì, chỉ khi thực hiện xét nghiệm cholesterol mới phát hiện.

Xét nghiệm cholesterol là gì?

Xét nghiệm cholesterol là các xét nghiệm máu đo tổng lượng chất béo trong máu. Nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu, sau đó phân tích các thành phần máu trong phòng xét nghiệm và cho ra các chỉ số kết quả.

Bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn 9-12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Điều này sẽ giúp mang lại kết quả chính xác. Bữa ăn gần nhất trước khi xét nghiệm nên ít chất béo, tốt nhất là ăn chay.

Lợi ích của xét nghiệm cholesterol

Xét nghiệm cholesterol là một xét nghiệm rất quan trọng, nhằm mang lại những lợi ích:

  • Phát hiện và đánh giá bệnh nhân có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, từ đó giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Khi mắc bệnh cường tuyến giáp, nồng độ cholesterol trong máu suy giảm, do đó, xét nghiệm cholesterol sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
  • Khi xét nghiệm, nếu phát hiện lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh xơ vữa động mạch, thận hư, bệnh vảy nến…
  • Trường hợp xét nghiệm cho kết quả chỉ số cholesterol thấp thì bác sĩ chẩn đoán cơ thể hấp thu kém, biếng ăn, thậm chí ung thư.

Đọc chỉ số xét nghiệm máu kiểm tra cholesterol

Máu của bạn có thể được kiểm tra bằng một thử nghiệm gọi là hồ sơ lipid để đánh giá các chỉ số được coi là bình thường, mức nguy cơ cao, thấp.

Dưới đây là những thông tin phân tích:

– Tổng số cholesterol: Là chỉ số cholesterol tổng hợp được tìm thấy trong máu.

  • Mức cao: từ 240mg/dL trở lên.
  • Mức giới hạn cao: từ 200-239mg/dL.
  • Mức bình thường: 200mg/dL hoặc thấp hơn.

– Lipoprotein mật độ thấp: Đây được coi là “cholesterol xấu”, vì nếu quá nhiều sẽ gây tích tụ chất béo, hình thành mảng bám gây tắc động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Mức cao: từ 160mg/dL trở lên.
  • Mức giới hạn cao: từ 130-159mg/dL.
  • Mức bình thường: 100mg/dL hoặc thấp hơn.

– Lipoprotein mật độ cao: Đây được coi là “cholesterol tốt”, giúp vận chuyển cholesterol dư thừa trở lại gan để tái chế hoặc đào thải ra ngoài, giúp giảm mắc bệnh tim mạch.

  • Mức thấp nhất là 39mg/dL hoặc thấp hơn.
  • Mức bình thường: 40mg/dL hoặc thấp hơn.
  • Mức lý tưởng: từ 60mg/dL trở lên.

– Triglycerides: Là một loại mỡ máu, nếu triglycerides và nồng độ lipoprotein mật độ cao thì nguy cơ gây bệnh tim mạch.

  • Mức cao: từ 200mg/dL trở lên.
  • Mức giới hạn cao: từ 150-199mg/dL.
  • Mức bình thường: 149mg/dL hoặc thấp hơn.

Theo các chuyên gia, chúng ta nên thực hiện xét nghiệm cholesterol định kỳ, tốt nhất khoảng 5 năm/lần. Do khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao bạn vẫn có thể không có triệu chứng điển hình, chỉ khi xét nghiệm máu mới phát hiện.

Bên cạnh đó, việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, tăng cường thức ăn rau xanh, hạn chế chất béo…sẽ giúp duy trì nồng độ cholesterol ổn định, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

[addtoany]
Rate this post
Bình luận của bạn