Vắc-xin ho gà

Vắc-xin ho gà

Hiện nay, các loại vắc-xin ho gà có thể kể đến như DTPw, DTPa, vắc-xin ho gà DTB. Cùng xem tác dụng chính, tác dụng phụ cùng những thông tin của những loại vắc xin này trong bài viết dưới đây.

Sử dụng vắc-xin ho gà là phương pháp phòng tránh căn bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

Tuy nhiên, trước khi tiêm chủng vắc-xin ho gà, các bạn cần tìm hiểu về công dụng, liều dùng và thời điểm phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Xem thêm: Ho gà là gì

Các loại vắc-xin phòng chống bệnh ho gà

Vắc-xin ho gà là một chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh ho gà cho cơ thể người.

Loại thuốc tiêm này thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vắc-xin phòng chống bệnh ho gà gồm:

Vắc-xin ho gà chứa nguyên vi khuẩn (DTPw):

DTPw là loại vắc-xin được sản xuất để phòng bệnh ho gà được sử dụng phổ biến trong thời gian trước đây.

Nghiên cứu của các nhà khoa học ghi nhận loại vắc-xin này có khả năng bảo vệ cho trẻ em tránh khỏi bệnh ho gà với tỉ lệ từ 85 – 95%.

Tuy nhiên, hiệu quả của loại thuốc tiêm phòng ho gà này sẽ giảm xuống 50% sau 5 năm, và tới 12 năm thì hiệu quả vắc xin sẽ hết hiệu lực.

Vắc-xin ho gà tinh chế (DTPa):

DTPa chỉ chứa một hoặc một số thành phần tinh chế của vi khuẩn ho gà gồm:

  • Độc tố vi khuẩn gây bệnh
  • Pertactin
  • fimbrial antigen

Đối với bạn nào chưa biết thì fimbrial antigen và Pertactin là 2 chất mang tính kháng khuẩn mạnh.

Khi tiêm DTPa phòng ho gà sẽ mang lại hiệu quả không cao như DTPw, nó chỉ nằm ở mức 85% và đó cũng không phải là một có số quá tồi tệ.

Vắc-xin DTP:

DTP là loại vắc-xin đa năng, nó được điều chế phòng bệnh ho gà kèm theo sau là uốn ván và bạch hầu.Vắc-xin ho gà DTP

Có thể nói đây là loại vắc xin hỗn hợp cả của DTPa và DTPw, với thời gian bảo vệ của DTP trước bệnh ho gà là từ 3 – 5 năm. Nó gây miễn dịch cơ bản bằng cách tiêm 3 liều, mỗi liều 0,5ml cách nhau ít nhất 30 ngày.

Một số loại vắc xin ho gà nhập khẩu khác.

Ngoài những vắc-xin phòng chống bệnh ho gà được bào chế và sản xuất trong nước nêu trên thì hiện nay, chúng ta có thể sử dụng thêm một số loại vắc-xin khác được nhập khẩu từ nước ngoài như

  • vắc-xin Tetracoq của Pháp
  • vắc-xin Tritanrix-HB của Bỉ

Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mà chúng tôi nêu thêm ra để các bạn có thêm kiến thức còn việc sử dụng loại thuốc tiêm nào thì các bạn cần phải được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết thuộc chuyên mục thuốc tây y của VNnurse.com

Sử dụng vắc-xin ho gà như thế nào?

Thông thường, việc tiêm phòng ho gà bằng các loại vắc xin kể trên thường được áp dụng với trẻ sở sinh và trẻ nhỏ, trong một số trường hợp có cả người lớn hay phụ nữ mang thai.

Đối với trẻ em:

Với trẻ em, vắc-xin ho gà sẽ được sử dụng phối hợp có nghĩa là chuyên gia sẽ sử lựa chọn một loại vắc xin tổng hợp như DTB giúp bảo vệ chống lại thêm các bệnh lý khác trong cùng 1 mũi tiêm.

Tại Việt Nam, vắc-xin ho gà được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, kết hợp với các loại vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, bại liệt bất hoạt và HIB liên hợp.

Trẻ cần tiêm đúng lịch, đủ liều với mũi tiêm đầu tiên khi 2 tháng tuổi, mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi, mũi thứ 3 lúc 4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc được 18 tháng.

Đối với người lớn:

Với người lớn (từ 11-64 tuổi), tiêm phòng ho gà thường được kết hợp với các giải độc tố uốn ván và bệnh bạch hầu. Liều tiêm đơn 0,5 ml, tiêm vào cơ delta.

Các bạn cũng cần đảm bảo tiêm ngừa cách khoảng 5 năm kể từ lần dùng liều giải độc tố uốn ván và bệnh bạch hầu và/hoặc vắc-xin có chứa virus gây bệnh ho gà.

Đối với phụ nữ mang thai:

Một trường hợp nữa cần chú ý khi tiêm vắc-xin ho gà đó chính là phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ nên tiêm ngừa vắc-xin ho gà trước khi mang thai.

Trong trường hợp đã mang thai, mũi tiêm này được khuyến cáo áp dụng cho những trường hợp mang thai 20 tuần tuổi.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng bệnh lý này chỉ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế, với những trường hợp nữ giới mang thai sống trong vùng dịch.

Tác dụng phụ của vắc-xin ho gà

Cũng giống như những loại vắc-xin tiêm chủng khác, một số trường hợp sau khi tiêm phòng ho gà có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Với những trường hợp tác dụng phụ không kéo dài quá lâu thì các bạn không cần phải quá lo lắng, tuy nhiên, nếu nó diễn ra ở mức độ nghiêm trọng thì hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm ho gà đó là:

  • Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm
  • Sốt
  • khó chịu
  • Viêm nhiễm
  • Viêm hạch bạch huyết
  • Co giật
  • Sốc phản vệ

Trên thực tế không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ trên sau khi tiêm phòng. Ngoài ra cũng những trường hợp khác gặp phải những tác dụng phụ khác không được đề cập. Do đó, nếu có bất cứ thắc mắc nào về tác dụng phụ của vắc-xin các bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hi vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về vắc-xin phòng chống bệnh ho gà. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể đến tại các trung tâm tiêm chủng để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

[addtoany]
Rate this post
Bình luận của bạn