Âm hộ là gì?

âm hộ là gì

Âm hộ là gì, âm hộ nằm ở đâu, âm hộ có phải là âm đạo không? Đây là những mối quan tâm của chung rất nhiều chị em, bởi âm hộ đóng vai trò trong hoạt động sinh sản và sinh lý của phái nữ.

Hiểu được vấn đề trên, trong bài viết sau vnnurse.com sẽ bật mí những thông tin thú vị xung quanh bộ phận này.

Âm hộ là gì?

Âm hộ hay còn gọi là cửa mình là một trong những bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và ảnh hưởng đến sinh lý cũng như hoạt động sinh sản của chị em.

Về vị trí, âm hộ là bộ phận phía ngoài của cơ quan sinh dục. Cụ thể, âm hộ ở trên hậu môn, dưới lỗ niệu đạo và ở bên trong thành môi bé.

Cửa mình của chị em có thể không giống nhau về hình dáng và kích thước. Với những chị em có cửa mình nhỏ thì chiều ngang của môi lớn chỉ ¼ inch, trong khi đó, người có cửa mình lớn thì chiều ngang môi lớn là 2 inch. Ngoài ra, một số người sẽ có hình dáng môi bé 2 bên không cân bằng nhau.

Về cấu trúc, cửa mình bao gồm những bộ phận sau:

  • Xương mu.
  • Môi lớn
  • Môi bé.
  • Phần ngoài âm vật.
  • Lỗ niệu đạo.
  • Âm đạo.
  • Màng trinh.

Âm hộ có phải là âm đạo không?

Chắc hẳn nhiều chị em đã từng thắc mắc âm hộ có phải âm đạo không. Về vấn đề này, các bác sĩ cho biết, âm hộ không phải là âm đạo.

Âm đạo chỉ là một bộ phận của âm hộ, nằm bên trong cơ thể, trong khi đó, âm hộ bao gồm khu vực tam giác ngược.

Ngoài ra, cửa mình có mối quan hệ mật thiết đến cấu trúc bên ngoài và là cầu nối giữa bộ phận sinh dục và quá trình sinh sản.

Có thể hiểu nôm na âm đạo là bộ phận sinh dục trong còn âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài.

Chức năng của âm hộ

Để hiểu âm hộ là gì chị em cũng cần nắm rõ chức năng của bộ phận này.

Theo đó, chức năng của cửa mình khá đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong sinh lý cũng như cơ chế sinh sản. Cụ thể, một số chức năng chính của cửa mình gồm:

  • Bảo vệ hệ thống cơ quan sinh sản của nữ giới.
  • Tiết ra tuyến nhờn khi quan hệ, tạo khoái cảm cho nữ giới.
  • Tiết dịch nhờn để làm sạch cô bé, đồng thời hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập.
  • Là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý phụ khoa, sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Sự thay đổi ở âm hộ trong từng giai đoạn

Âm hộ của chị em có thể thay đổi qua một số giai đoạn sau:

Khi mang thai

Khi mang thai, màu sắc của âm hộ sẽ sẫm đi, âm hộ có thể bị sưng.

Đồng thời, trong giai đoạn này âm đạo sẽ tiết dịch nhờ nhiều hơn, nên có khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm cao.

Ở một số trường hợp khác, mang thai khiến tĩnh mạch ở âm hộ bị giãn, tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.

Sau khi mang thai

Sau khi sinh con nhiều chị em gặp phải tình trạng khô âm hộ, nguyên nhân do sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

Với vấn đề này, chị em có thể cải thiện bằng cách bổ sung estrogen cho cơ thể hoặc dùng chất bôi trơn.

Thời kỳ mãn kinh

Do sự suy giảm của estrogen nên nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có niêm mạc âm hộ mỏng hơn và mất sự đàn hồi.

Các bệnh lý thường gặp ở âm hộ

Cửa mình có vị trí nhạy cảm nên rất dễ bị các vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Theo đó, một số bệnh lý phổ biến ở của mình gồm:

Viêm âm hộ

Viêm âm hộ là bệnh lý phổ biến ở phái nữ, là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào âm hộ và gây viêm nhiễm tại đây.

Theo thống kê, có đến 1/3 phái nữ sẽ mắc bệnh lý này ít nhất một lần, chủ yếu ở chị em trong độ tuổi sinh sản.

Một số dấu hiệu thường gặp khi nữ giới bị viêm âm hộ gồm:

  • Vùng sinh dục bị viêm và sưng.
  • Ngứa ở bộ phận sinh dục.
  • Đi tiểu ngứa rát.
  • Khí hư tăng bất thường.

Ung thư âm hộ

Ung thư âm hộ là bệnh chiếm từ 3% đến 4% trong số những bệnh phụ khoa ở chị em.

Nữ giới ở độ tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn, thường chị em dưới 40 tuổi rất hiếm gặp.

Nữ giới mắc ung thư âm hộ thường sẽ có những dấu hiệu dưới đây:

  • Môi âm đạo sưng, có dấu hiệu của khối u.
  • Xuất hiện vệt trắng ở xung quanh âm hộ.
  • Nếu khu vực âm đạo bị tổn thương có thể gây ngứa, đau rát.
  • Ra máu âm đạo mặc dù không phải là ngày hành kinh.

Hẹp âm hộ

Hẹp âm hộ là một trong những dị tật bẩm sinh ở bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới.

Bệnh lý này không chỉ gây bế kinh mà còn ảnh hưởng đời sống vợ chồng, chức năng sinh sản của chị em.

Teo âm hộ

Teo âm hộ là tình trạng niêm mạc âm hộ mỏng hơn do estrogen trong cơ thể suy giảm. Thông thường, nữ giới bước vào giai đoạn tiễn mãn kinh hoặc mãn kinh gặp bệnh lý này.

Biểu hiện phổ biến của teo âm hộ là đau nhức, khô âm hộ. Trường hợp nặng, âm hộ của nữ giới có thể bị nứt và chảy máu.

Tân sinh trong biểu mô âm hộ

Tân sinh trong biểu mô của âm hộ là tình trạng âm hộ xuất hiện những tế bào bất thương do virus papilloma (HPV) gây ra. Bệnh thường có những biểu hiện ngứa rát, đồng thời da có nhiều bất thường.

Đau âm hộ mãn tính

Đau âm hộ mãn tính là biểu hiện vùng âm hộ bị đau ngay cả khi có tác động hoặc không có tác động. Bệnh lý này có 2 loại khác nhau là: đau khu trú hoặc đau toàn bộ.

Biểu hiện của đau âm hộ mãn tính gồm: Ngứa, đau nhức, trầy xước, nóng ở vùng âm hộ.

Những bệnh lý ở da có thể ảnh hưởng đến âm hộ

Một số bệnh về da có thể ảnh hưởng đến âm hộ như:

  • Viêm nang lông.
  • U nang tuyến Bartholin.
  • Bệnh địa y Simplex Chronicus.
  • Bệnh địa y Sclerosus.
  • Viêm da tiếp xúc.
  • Bệnh địa y Planus.

Lưu ý phòng ngăn ngừa các bệnh âm hộ

Những bệnh lý ở âm hộ không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Do đó, việc phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Dưới đây là một số lưu ý giúp chị em phòng các bệnh âm hộ:

  • Vệ sinh âm hộ sạch sẽ, chỉ nên rửa nhẹ nhàng không nên cọ xát và lau khô sau khi vệ sinh. Quá trình vệ sinh không nên thụt rửa sâu vào bên trong.
  • Không sử dụng băng vệ sinh có chất khủ mùi hoặc có lớp nhựa.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi thoáng mát, ưu tiên quần áo có chất liệu cotton.
  • Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh hoặc xà phòng có mùi thơm.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về âm hộ là gì, cũng như một số bệnh lý thường gặp ở âm hộ. Âm hộ có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản, đời sống sinh lý, do đó khi có bất thường ở bộ phận này chị em nên chủ động thăm khám. Nhằm hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

[addtoany]
5 (100%) 3 votes
Bình luận của bạn