[Bật mí] 10 các tránh thai an toàn nhất hiện nay

Chọn biện pháp ngừa thai nào cho phù hợp có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Việc lựa chọn biện pháp tránh thai cần có thời gian trao đổi giữa bạn và bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phương pháp tránh thai để cho bạn và bạn đời của mình cân nhắc sử dụng.

1. Lưu ý khi chọn biện pháp tránh thai

Quyết định loại biện pháp tránh thai và phương pháp sử dụng là quyết định cá nhân của mỗi người sử dụng. Nhân viên Y tế có thể hướng dẫn và tư vấn cho người sử dụng nên sử dụng phương pháp nào phù hợp và tốt nhất cho mỗi cá nhân để tránh thai an toàn và hiệu quả.

Mặc dù hầu hết các phương pháp tránh thai đều có hiệu quả cao khi được sử dụng đúng cách, tuy nhiên không có biện pháp nào có thể bảo vệ hoàn toàn người sử dụng. Người sử dụng nên xin tư vấn từ nhân viên Y tế và thảo luận với của mình là yếu tố rất quan trọng để đưa ra quyết định tốt nhất.

Khi lựa chọn phương pháp ngừa thai, người sử dụng nên cân nhắc một số điều sau:

  • Tình trạng sức khỏe của cá nhân.
  • Mong muốn cho con trong tương lai.
  • Tần suất quan hệ tình dục và số lượng bạn tình.
  • An toàn và hiệu quả của phương pháp tránh thai được lựa chọn.
  • Mức độ thoải mái của bản thân với phương pháp tránh thai đã chọn.

2. Phương pháp tránh thai tự nhiên

Có một số phương pháp tránh thai tự nhiên không cần sử dụng thiết bị hoặc thuốc, nhưng các phương pháp này kém tin cậy hơn các lựa chọn khác.

Kiêng quan hệ

Kiêng quan hệ là một phương pháp ngừa thai có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nếu không có bất kỳ quan hệ tình dục nào bao gồm quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng, được gọi là kiêng liên tục và là cách duy nhất có hiệu quả 100% tránh mang thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kiêng quan hệ vừa an toàn vừa hiệu quả và có nhiều lợi ích, không có tác dụng phụ và miễn phí. Tuy nhiên, việc kiêng khem rất khó duy trì do đó trên thực tế khó thực hiện hơn so với các biện pháp khác.

Cho con bú

Cách tránh thai an toàn

Khả năng thụ thai khi bà mẹ có trẻ cho con bú bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ không được coi là phương pháp ngừa thai khi trẻ đã được từ trên 6 tháng tuổi do khả năng mang thai trước trẻ 6 tháng thấp hơn khi mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Sau khi sinh, các bà mẹ cho con bú hoàn toàn sẽ không có kinh nguyệt.

Hầu hết các bác sĩ sẽ hướng dẫn bà mẹ nên thực hiện biện pháp ngừa thai khác ngoài cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, tiện lợi và chi phí thấp. Bên cạnh đó, biện pháp này có một số nhược điểm bà mẹ phải cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, khô âm đạo và có khoảng 2% phụ nữ có thể có thai ngoài ý muốn.

3. Phương pháp nội tiết

Biện pháp tránh thai bằng thuốc nội tiết tố có rất nhiều dạng khác nhau, bao gồm thuốc viên, miếng dán, thuốc tiêm, dụng cụ tránh thai đặt tử cung và vòng tránh thai.

Các rủi ro nghiêm trọng liên quan đến ngừa thai nội tiết tố bao gồm cơn đau tim, đột quỵ, cục máu đông (đặc biệt ở người dùng miếng dán), huyết áp cao, khối u gan, sỏi mật, vàng da. Những rủi ro này cao hơn ở một số phụ nữ sau:

  • 35 tuổi trở lên
  • Thừa cân
  • Có tiền sử rối loạn đông máu
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Nằm lâu trên giường
  • Hút thuốc lá

Tuy nhiên, phương pháp tránh thai nội tiết không bảo vệ người sử dụng chống lại bệnh lây truyền qua đường tình dục và người sử dụng cần sử dụng thêm bao cao su nếu cần khi một trong hai đối tác đã có giao hợp trước đó.

4. Thuốc tránh thai

Tránh thai an toànThuốc tránh thai có chứa sự kết hợp của hormone estrogen và progestin hoặc chỉ proestin.Thuốc tránh thai là một phương pháp ngừa thai cực kỳ hiệu quả, tuy nhiên, cũng như tất cả các phương pháp khác, chúng phải được sử dụng đúng cách. Với việc sử dụng đúng cách, chỉ có 1% có thể có thai kỳ ngoài ý muốn.

Thuốc này hiệu quả kém hơn ở những phụ nữ đang dùng:

  • Một số loại kháng sinh
  • Thuốc chống nấm
  • Một số loại thuốc HIV
  • Thuốc chống động kinh
  • Uống cây cỏ ban (St. John’s Wort)
  • Phụ nữ thừa cân hoặc bị tiêu chảy và nôn mửa.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Chảy máu; Đau vú; Buồn nôn hoặc nôn; Chóng mặt; Rối loạn đường ruột; Tăng cân; Thay đổi tâm trạng; Vấn đề về thị giác…

Lợi ích của việc uống thuốc bao gồm:

  • Chuột rút trong kỳ kinh nguyệt được cải thiện
  • Giảm viêm vùng chậu
  • Giảm loãng xương
  • Giảm mụn trứng cá
  • Phòng chống lại một số bệnh ung thư, mang thai ngoài tử cung và tăng trưởng vú lành tính
  • Ngoài ra, thuốc có thể giúp giảm thiếu máu do thiếu sắt và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (tên tiếng Anh là Premenstrual Syndrome).

5. Miếng dán tránh thai

Các miếng dán có chứa thuốc nội tiết cung cấp một số hormone thông qua da để phòng tránh thai hiệu quả. Khi được sử dụng theo chỉ dẫn, miếng dán rất hiệu quả, chỉ chưa đến 1% phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Miếng dán tránh thai ít hiệu quả hơn ở những phụ nữ thừa cân hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào được đề cập ở phần thuốc ở trên. Các tác dụng phụ thường gặp với miếng dán bao gồm chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt, đau vú và buồn nôn hoặc nôn.

6. Tiêm tránh thai

Cứ sau 3 tháng, thuốc tiêm tránh thai DepoProvera là một biện pháp tránh thai được sử dụng dưới hình thức tiêm hormone proestin. Khi được sử dụng chính xác, đây là một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao với ít hơn 1% phụ nữ sẽ thai kỳ ngoài ý muốn. Lợi ích của việc ngừa thai bằng thuốc tiêm bao gồm an toàn và tiện lợi, phòng ngừa ung thư tử cung, an toàn khi cho con bú và thiếu estrogen.

Tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Chảy máu bất thường
  • Thay đổi ham muốn
  • Tăng cân
  • Phiền muộn
  • Mọc tóc bất thường
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đau vú

Ngoài ra, sau khi ngừng tiêm, người phụ nữ sẽ phải mất một thời gian để có thể có thai trở lại. Rủi ro liên quan đến DepoProvera bao gồm loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương và mang thai ngoài tử cung.

7. Dụng cụ tránh thai

Dụng cụ tránh thai là một phương pháp ngừa thai hiệu quả cao, đây là thiết bị có hình chữ T được bác sĩ đưa vào tử cung. Hiện tại, có ba loại dụng cụ tránh thai đang được sử dụng ở Hoa Kỳ, vòng tránh thai Mirena và Skyla và vòng tránh thai bằng đồng không có nội tiết tố, Paragard. Ít hơn 1 phần trăm phụ nữ trải qua một thai kỳ ngoài ý muốn với DCTC.

Mirena có thể được giữ nguyên vị trí trong 5 năm, Skyla trong 3 năm và Paragard trong 10-12 năm. Mặc dù nói chung là an toàn, tuy nhiên dụng cụ tránh thai không phải lựa chọn của tất cả phụ nữ. Bởi vì đây là một thiết bị ngoại lai được đưa vào âm đạo làm tỷ lệ nhiễm trùng tăng lên; do đó, phương pháp này được khuyến cáo cho những phụ nữ đang trong mối quan hệ một vợ một chồng. Như với bất kỳ loại thuốc hoặc thiết bị khác, dụng cụ tránh thai đều có rủi ro và tác dụng phụ. Tùy thuộc vào loại dụng cụ tử cung được sử dụng, như:

  • Có cơn co tử cung
  • Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt
  • Viêm vùng chậu
  • Thủng tử cung
  • Ngoài ra, phụ nữ sử dụng dụng cụ tránh thai có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn, nhiễm trùng vùng chậu, sảy thai, nguy hiểm cho em bé và chuyển dạ sớm.

Lợi ích của việc đặt vòng tránh thai bao gồm ngăn ngừa mang thai lâu dài, an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú, nhanh hồi phục khả năng sinh sản dễ dàng được sau khi loại bỏ dụng cụ, dụng cụ tử cung có nội tiết tố có thể giúp giảm đau bụng kinh, chảy máu và Paragard không ảnh hưởng đến mức độ hormone.

8. Triệt sản vĩnh viễn

Khi chọn triệt sản vĩnh viễn, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng bạn đã có số lượng con mong muốn hoặc không muốn mang thai nữa. Triệt sản vĩnh viễn ở phụ nữ được thực hiện được bằng phẫu thuật như thắt ống dẫn trứng. Ở nam giới thường gọi là phương pháp thắt ống dẫn tinh .Các trường hợp có rối loạn đông máu, suy nhược cơ thể, rối loạn tình dục hoặc có các bất thường ở bìu như thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch, ứ nước màng tinh hoàn, viêm nhiễm mãn tính và các di tích ở thừng tinh là những chống chỉ định triệt sản nam.

9. Phương pháp tránh thai khẩn cấp

Trên thực tế một số tình huống phụ nữ có quan hệ tình dục nhưng không được bảo vệ, không chuẩn bị biện pháp phòng ngừa hoặc có sử dụng biện pháp tránh thai nhưng thất bại như rách bao cao su, quên uống thuốc ngừa thai, tiêm thuốc ngừa thai muộn, thậm chí kể cả việc bị hiếp dâm… nguy cơ mang thai là điều khó có thể tránh khỏi. Trong những trường hợp này có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp để xử trí.

Biện pháp tránh thai khẩn cấp được thực hiện tùy theo từng trường hợp áp dụng. Nếu dùng viên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ chứa progestin: đối với loại 1 viên có hàm lượng 1,5mg levonorgestrel hoặc 3mg norgestrel uống một viên liều duy nhất; đối với loại 2 viên có hàm lượng mỗi viên chứa 0,75mg levonorgestrel thì uống làm hai lần, mỗi lần một viên cách nhau 12 giờ hoặc uống một lần cả 2 viên. Nếu dùng viên thuốc tránh thai kết hợp khi không có viên thuốc tránh thai khẩn cấp: uống 2 lần cách nhau 12 giờ; mỗi lần 4 viên (mỗi viên chứa 30mcg ethinyl estradiol và 0,15mg hoặc 0,125mg lenovorgestrel) đảm bảo ít nhất mỗi lần có hàm lượng 0,1mg ethinyl estradiol và 0,5mg levonorgestrel (hoặc 1mg norgestrel hoặc 2mg noresthisteron). Nếu dùng dụng cụ tử cung chứa chất đồng, phải lựa chọn thích hợp cho những người phụ nữ muốn tiếp tục sử dụng biện pháp dụng cụ tử cung tránh thai.

10. Phương pháp rào cản (Barrier methods)

Phương pháp rào cản giống như màng chắn, là lựa chọn dễ nhất để bảo vệ thường xuyên. Một số phương pháp rào cản bao gồm màng ngăn âm đạo (diaphragm), mũ chụp cổ tử cung (cervical cap) , bao cao su nam, và bao cao su nữ và bọt diệt tinh trùng (spermicidal foam), xốp đệm tránh thai, màng phim tránh thai (film) . Không giống như các phương pháp kiểm soát sinh sản khác, phương pháp rào cản chỉ được sử dụng khi bạn có quan hệ tình dục. Hãy chắc chắn đọc hướng dẫn trước khi sử dụng. Ngoài ra, vòng tránh thai hoặc các phương pháp nội tiết tố cũng rất tốt nếu bạn muốn bảo vệ liên tục.

[addtoany]
Rate this post
Bình luận của bạn