Môi lớn môi bé là gì?

môi lớn môi bé là gì

Cơ quan sinh dục nữ là chủ đề được nhiều chị em cũng như phái mạnh quan tâm, đặc biệt là thắc mắc về môi lớn và môi bé.

Trong bài viết dưới đây, Vnnurse.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ môi lớn môi bé là gì. Cũng như lý do và cách khắc phục “cô bé” bị thâm và phì đại. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Môi lớn, môi bé là gì?

Môi lớn, môi bé là thuật ngữ không còn quá xa lạ với chị em, tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều người thắc môi lớn môi bé là gì, vị trí ở đâu?

Môi lớn môi nhỏ là bộ phận trong cơ quan sinh dục của phái nữ, chúng ta có thể dễ dàng quan sát được.

Về hình dáng, môi lớn môi bé có hình dáng đôi môi, có chức năng bảo vệ các bộ phận của cơ quan sinh dục.

Trong đó, môi lớn nằm ở phía ngoài bộ phận sinh dục, bao gồm mô mỡ, da. Môi lớn có chiều dài từ 7 – 9 cm và kéo dài sang 2 bên của âm hộ. Môi lớn có chức năng bảo về một phần hoặc toàn bộ bộ phận âm hộ.

Còn môi nhỏ có kích thước nhỏ và ngắn từ 4 – 5 cm, được tạo thành bởi các mô liên kết.

Môi nhỏ có chức năng giữ âm đạo ẩm ướt, đồng thời bảo vệ âm đạo khỏi những tác nhân gây bệnh. Khi giao hợp, môi nhỏ rất dễ bị kích thích và giúp chị em tăng khoái cảm.

Về màu sắc, môi lớn và môi nhỏ có màu như màu da, còn bên trong có thể có màu nâu, hồng tùy thuộc từng cơ thể.

Môi lớn, môi bé bị thâm do đâu?

Ở nữ giới, cấu tạo vùng kín, hình dáng và màu sắc ở mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, các chị em đều gặp chung một tình trạng chính là cô bé bị thâm và phì đại theo thời gian.

Đa số, nữ giới sau khi sinh đẻ thường gặp tình trạng thâm ở cô bé. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chưa quan hệ nhưng vẫn bị thâm. Vậy đâu là nguyên nhân khiến môi lớn, môi bé bị thâm?

Do quan hệ tình dục

Trong quá trình giao hợp, môi lớn và môi bé chịu sự cọ sát lớn từ dương vật khiến các sắc tố đậm màu xuất hiện ở đây. Lâu dần, quá trình này sẽ khiến “cô bé” bị thâm đen so với trước đây.

Sinh đẻ nhiều lần

Sinh đẻ nhiều lần là cũng là nguyên nhân phổ biến khiến môi lớn, môi bé bị thâm. Sở dĩ như vậy là sau khi sinh, cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi về hormone, nội tiết tố và cơ địa.

Nên quá trình tuần hoàn máu bị thay đổi khiến môi lớn, môi bé không còn hồng hào và se khít như trước.

Di truyền

Yếu tố di truyền không chỉ quyết định đến màu da trên cơ thể mà còn quyết định đến màu của “cô bé”.

Nếu chị em có nước da ngăm đen như những người thân trong gia đình thì “cô bé” có khả năng thâm đen hơn so với những chị em khác.

Yếu tố khác

Một số yếu tố khác cũng được xem là yếu tố dẫn đến vùng kín bị thâm gồm:

  • Tăng cân, béo phì.
  • Mặc quần lót chật.
  • Vệ sinh vùng kín sai cách.

Môi lớn, môi bé bị thâm có ảnh hưởng gì không?

Vùng kín bị thâm là nỗi lo sợ của nhiều chị em, bởi tình trạng này ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, đặc biệt là chuyện chăn gối. Cụ thể:

  • Vùng kín bị thâm khiến nữ giới tự ti khi đối diện với bạn tình, nếu không có sự cảm thông chia sẻ của người chồng chị em có thể rơi vào lãnh cảm.
  • Những bất thường ở “cô bé” khiến nữ giới bị đau rát mỗi khi quan hệ, khiến chị em sợ hãi khi nghĩ đến chuyện yêu.
  • Môi lớn, môi nhỏ bị thâm và dài rất dễ bị kích thích, tăng sinh niêm mạc, khiến niêm mạc bị sần sùi. Lâu dần, tình trạng này ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • “Cô bé” bị phì đại gây khó chịu cho phái nữ khi mặc quần bó sát, khi đạp xe, đi bộ, hoặc có thể gây khó khăn trong việc vệ sinh.

“Cô bé” bị thâm khắc phục ra sao?

Khắc phục cô bé bị thâm và phì đại là điều cần thiết giúp chị em tự tin hơn trong chuyện yêu, cũng như bảo vệ cô bé khỏi những tác nhân gây bệnh. Theo đó, chị em có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau để tân trang vùng kín.

  • Dùng chanh tươi thoa vào “cô bé” để cải thiện tình trạng vùng kín thâm đen.
  • Sử dụng hỗ hợp bột nghệ, mật ong, dầu dừa thoa vào vùng kín.
  • Sử dụng bột yến mạch và sữa chua không đường để tẩy da chết ở vùng kín.
  • Cắt lát khoai tây và massage tại vùng kín.
  • Ngoài ra, trong sinh hoạt chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện màu sắc của “cô bé”.
  • Mặc đồ lót có chất liệu cotton giúp thấm hút tốt.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít nước.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp môi lớn môi bé là gì, cũng như cách khắc phục tình trạng “cô bé” bị thâm. Ngoài ra, nếu môi lớn, môi bé có những bất thường như ngứa, sưng tấy thì nữ giới cần đi thăm khám để điều trị. Vì những bất thường ở môi lớn, môi bé có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm.

[addtoany]
5 (100%) 1 vote
Bình luận của bạn