Tinh hoàn là gì? Những bệnh thường gặp ở tinh hoàn nam giới

Tinh hoàn là gì

Tinh hoàn là gì? Cấu tạo của tinh hoàn, chức năng của tinh hoàn, các bệnh về tinh hoàn phổ biến… Là những nội dung chính mà vnnurse sẽ giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết ngày hôm nay.

Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bộ phận trên cơ thể cụ thể ở đây là hiểu tinh hoàn là gì và có thể bỏ túi một số lời khuyên để bảo vệ tinh hoàn của mình khỏi các bệnh nguy hiểm.

Tinh hoàn là gì?

Mặc dù là một phận quan trọng của cơ quan sinh dục nam, nhưng chắc hẳn không ít các đấng mày râu từng có câu hỏi tinh hoàn là gì.

Tinh hoàn là một trong những cơ quan quan trọng của hệ sinh sản ở nam. Hình dáng của tinh hoàn là hình bầu dục, nằm giữa “cậu nhỏ” và hậu môn.

Tinh hoàn được bảo vệ bởi lớp bìu treo ở ngoài cơ thể phía trước xương chậu của nam giới.

Tinh hoàn không chỉ có nhiệm vụ sản xuất và giữ tinh binh cho đến khi xuất tinh mà còn sản xuất testosterone cho cơ thể.

Hormone này giúp tăng ham muốn tình dục, cải thiện chức năng sinh sản và sự phát triển xương khớp, cơ bắp ở phái mạnh.

Cấu tạo của tinh hoàn

Cấu tạo của tinh hoàn bao gồm những bộ phận sau:

Ống dẫn tinh

Ống dẫn tinh được nối trực tiếp từ tinh hoàn, bao gồm các tế bào và mô có kích thước từ 30 – 45cm.

Nhờ ống dẫn tinh mà tinh trùng có thể di chuyển đến mào tinh hoàn, tiền liệt tuyến, túi tinh hoặc các bộ phận khác.

Tinh hoàn

Tinh hoàn của nam giới bao gồm tinh hoàn trái và phải, thông thường, tinh hoàn phải thường lớn tinh hoàn trái.

Trung bình, kích thước tinh hoàn ở nam giới như sau 4,5cm – 2,5cm – 1,5cm, 20g tương đương với chiều dài – chiều rộng – độ dày – cân nặng.

Nhiệm vụ của tinh hoàn là sản xuất tinh trùng và đưa tinh trùng vào các ống sinh tinh, lưới tinh hoàn và mào tinh hoàn.

Mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn có cấu tạo từ 10 đến 12 ống có kích thước từ 5 – 6 cm. Cấu tạo của mào tinh hoàn bao gồm 3 phần sau:

  • Đầu mào tinh: Có nhiệm vụ lưu trữ tinh trùng đến khi xuất ra ngoài.
  • Thân mào tinh: Là nơi để tinh trùng sinh sống và phát triển.
  • Đuôi mào tinh: Vận chuyển tinh trùng đến ống phóng tinh để xuất tinh ra ngoài.

Túi tinh

Vị trí của túi tinh ở giữa bàng quang và trực tràng của nam giới.

Lớp mao mạch

Lớp mao mạch có tác dụng bảo vệ tinh hoàn, có cấu tạo bao gồm:

  • Lớp phúc mạc tạng.
  • Lớp vỏ trắng.
  • Lớp tinh mạc.

Tinh hoàn bên thấp bên cao có sao không?

Như đã chia sẻ, tinh hoàn ở nam giới gồm tinh hoàn phải và trái, tuy nhiên kích thước và vị trí của 2 tinh hoàn này không đều nhau.

Do đó, tình trạng tinh hoàn một bên cao một bên thấp là điều hòa toàn bình thường. Ở một số nam giới, tinh hoàn có thể bị lệch đến bìu so với bên tinh hoàn còn lại.

Các bệnh thường gặp ở tinh hoàn

Cũng như các bộ phận khác ở hệ sinh dục, tinh hoàn có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể:

Tràn dịch tinh mạc

Tràn dịch tinh mạc là tình trạng chất lỏng tích tụ ở các khoang xung quanh tinh hoàn.

Bé trai sinh ra có thể đã mắc bệnh lý này, hoặc nam giới gặp chấn thương, nhiễm trùng cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Với bệnh lý này các triệu chứng có thể tự cải thiện, tuy nhiên một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật để chữa trị.

Xoắn tinh hoàn

Tinh hoàn bên trong bìu bị xoắn được gọi là xoắn tinh hoàn. Tình trạng này khiến ống dẫn tinh bị tắc, đồng thời làm tắc nghẽn mạch máu và tinh hoàn không thể vận chuyển tinh trùng.

Viêm tinh hoàn

Nguyên nhân gây viêm tinh hoàn là do ảnh hưởng bởi các bệnh lây qua đường giao hợp không an toàn.

Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus và sử dụng đồng thời thuốc chống viêm.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được khuyên chườm đá vào các vị trí đau để giảm đau và tăng hiệu quả điều trị.

Thiểu năng tuyến sinh dục

Thiểu năng tuyến sinh dục hiểu đơn giản là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ testosterone.

Bệnh có thể do bẩm sinh, bị chấn thương, bị nhiễm trùng hoặc do biến chứng của một số bệnh lý khác.

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm, tác động nặng nề đến sức khỏe sinh sản của phái mạnh.

Thông thường, người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các mô bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nếu bệnh nặng sẽ cần tiến hành cắt bỏ tinh hoàn, hoặc thực hiện hóa, xạ trị để loại bỏ tế bào ung thư.

Cách chăm sóc và bảo vệ tinh hoàn

Những bệnh lý ở tinh hoàn ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hàng ngày, đời sống vợ chồng, sức khỏe sinh sản của nam giới.

Do đó, nam giới cần nắm vững những lời khuyên bổ ích sau để phòng bệnh hiệu quả.

  • Kiểm tra tinh hoàn thường xuyên bằng cách dùng tay để cuộn 2 bên tinh hoàn trong bìu.
  • Tắm rửa và vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách. Sau khi tắm, cần lau khô vùng bìu bởi môi trường âm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Giao hợp an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để tránh nhiễm các bệnh lây qua đường giao hợp.
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quần áo chật để bìu có thể treo tự nhiên, hạn chế tổn thương.

Trên đây là 5 thông tin quan trọng về tinh hoàn là gì. Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh sản, do đó khi có bất thường tại đây nam giới cần thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Theo hibacsi.net

[addtoany]
5 (100%) 2 votes
Bình luận của bạn