Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng chịu trách nhiệm chính về sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Tuy nhiên vai trò của tuyến giáp vẫn chưa được nhiều người biết đến và quan tâm đúng mức.
Bệnh bướu cổ (bướu tuyến giáp) đây là sự phình đại tuyến giáp. Thường có 3 loại là dạng bao gồm:
Tuyến giáp là cơ quan cốt lõi của cơ thể, nơi sản sinh ra các hormone giúp điều hòa nhịp tim, nhiệt độ cũng như sự tăng trưởng phát triển của cơ thể. Khi bị bướu cổ, lượng hormone này có thể tăng hoặc gây tác động xấu đến sức khỏe.
Theo các chuyên gia, bệnh bướu cổ gây ra bởi các nguyên nhân sau:
Đây là nguyên nhân phổ hàng đầu gây ra bệnh bướu cổ. Trên thực tế, tuyến giáp là nơi hấp thụ iod từ thức ăn để sản sinh các loại hormone cần thiết cho cơ thể. Khi tuyến giáp không được cung cấp đủ lượng iod cần thiết buộc tuyến giáp phải tăng kích thước để làm việc nhiều hơn tạo thành bướu cổ. Và điều quan trọng khi đã bị bệnh thì bổ sung lượng iod thiếu chỉ là một biện pháp hỗ trợ chứ không điều trị bệnh được.
Tuyến giáp rối loạn nội tiết bẩm sinh từ gia đình thường là rối loạn tổng hợp hormone. Người bệnh thường kèm theo hội chứng câm điếc.
Cường tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp phải hoạt động quá mức, cơ thể không sử dụng hết lượng hormone được sản xuất ra gây nên một loạt ảnh hưởng đến sức khỏe trong đó có bệnh bướu cổ.
Xem thêm thông tin chi tiết về bệnh cường tuyến giáp.
Có một số loại thuốc như thuốc điều trị tâm thần, trị hen, thấp khớp…ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ iod. Từ đó dẫn đến sự tổng hợp hormone của tuyến giáp bị ngăn chặn và gây ra bướu cổ.
Rau họ cải, măng chua, và khoai mì…là những thực phẩm ảnh hưởng đến khả năng hoạt đột của tuyến giáp. Nguồn nước chứa nhiều kim loại như canxi, magie…rất hại cho sức khỏe và không ngoại trừ chức năng của tuyến giáp.
Người đang mắc các bệnh về nội tiết và tiêu hóa như viêm đại tràng, tiêu chảy, suy thận…thường gây ra rối loạn chức năng hấp thụ và thải trừ iod của tuyến giáp.
Ngoài ra một số yếu tố làm khả năng mắc bệnh tuyến giáp bao gồm:
Bệnh bướu cổ bắt đầu từ những phình đại nhỏ trong tuyến giáp nên mắt thường không thể nhận biết được. Chỉ khi sử dụng các kỹ thuật chụp CT hay xét nghiệm được bệnh.
Khi bướu lớn hơn thành một khối bành ra ở cổ thì có thể cảm nhận được bằng tay thấy cứng hơn những vùng da khác. Đó là biểu hiện về hình thái bên ngoài, cảm quan người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau:
Trong những trường hợp dưới đây thì cần đến bệnh viện để sinh thiết để xác định ung thư vì nguy cơ bướu là ung thư rất cao:
Khối u ở cổ gây vướng víu cổ họng khiến người bệnh cảm thấy khó thở và khó nuốt. Ngoài ra khối u phát triển lớn cón làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Nếu khối u là ác tính và ung thư sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề như tổn thương gan, phổi, não…Chức năng hoạt động hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm gây tác hại xấu lên sức khỏe như kiệt sức, sút cân, mất ngủ, rụng tóc…
Tùy thuộc vào trạng bệnh mà bạn có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
Iod phóng xạ khi vào máu đi tới tuyến giáp sẽ phá hủy tế bào phình đại ở tuyến giáp, làm giảm kích thước khối u.
Các loại thuốc được sử dụng để phục hồi và tăng cường chức năng hoạt động của tuyến giáp. Tùy thuộc vào nguyên nhân là suy giáp hay viêm tuyến giáp bạn sẽ được sử dụng các loại thuốc khác nhau như aspirin hay corticosteroid.
Trong khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ như đau ngực, nhức đầu, tim đập nhanh…
Nếu khối bướu có kích thước lớn ảnh hưởng đế ăn uống, sinh hoạt của người bệnh thì sẽ được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tuy nhiên sau phẫu thuật người bệnh phải uống các loại thuốc thay thế cho hormone do tuyến giáp sản sinh ra.
Chăm sóc sức khỏe sau khi điều trị
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau khi điều trị cũng rất cần thiết giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất:
Trên đây là những chia sẻ về bệnh bướu cổ với bạn đọc. Hi vọng những kiến thức này hữu ích với bạn đọc trong việc phòng và điều trị căn bệnh bướu cổ.
[addtoany]