Tim đập nhanh là bệnh gì? Nguyên nhân và Điều trị

tim đập nhanh là bệnh gì

Tim đập nhanh là tình trạng khá phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, một số bệnh lý cũng có thể khiến cho nhịp đập của tim trở nên nhanh hơn. Vậy tim đập nhanh là bệnh gì?

Tim đập như thế nào là nhanh?

Nhịp tim bình thường sẽ dao dao động ở mức từ 60-100 nhịp/phút. Nếu tim đập hơn 100 nhịp/phút sẽ được coi là nhanh.

Thực tế, tùy vào từng tình huống cụ thể mà tim có thể bỏ 1 nhịp đập và đập bù lại ở nhịp sau đó. Mặt khác, tim đập nhanh dồn dập hơn như khi vận động mạnh, chơi thể thao để cung cấp thêm máu và oxy. Bên cạnh đó lo lắng, hoảng sợ cũng khiến tim đột ngột đập nhanh hơn.

Tuy nhiên, nếu ngoài các tình huống trên mà tim vẫn đập nhanh hơn 100 nhịp/ phút thì hãy nên cẩn trọng. Bởi đây là hiện tượng bất thường, có thể do nhiều bệnh lý tiềm ẩn gây ra.

Dấu hiệu nhận biết tim đập nhanh

Theo các bác sĩ, tim đập nhanh không chỉ điển hình ở sự gia tăng số nhịp đập của tim mà còn có những dấu hiệu nhận biết đi kèm khác như:

  • Tim đập lỗi nhịp;
  • Rung lồng ngực;
  • Tức ngực;
  • Khó thở;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu.

Tim đập nhanh là bệnh gì?

Các nguyên nhân khiến cho tim đập nhanh hơn mức bình thường khá phong phú. Theo đó, người ta thường chia các nguyên nhân thành từng nhóm như sau:

Các nguyên nhân bệnh lý

Đây là nhóm bao gồm các bệnh lý gây ra tình trạng tim đập nhanh, bao gồm:

  • Suy tim;
  • Bệnh động mạch vành;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Van tim có vấn đề;
  • Cơ tim bị tổn thương;
  • Rối loạn và mất cân bằng điện giải;
  • Rối loạn dẫn truyền xung động tim;
  • Bệnh cường tuyến giáp.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, tim đập nhanh còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như:

  • Cảm xúc, tâm trạng thay đổi đột ngột: lo sợ, căng thẳng.
  • Do hoạt động thể chất.
  • Do sử dụng rượu hay một tố loại chất kích thích khác như: cafein, cocain…
  • Stress kéo dài.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc giảm cân, thuốc hen suyễn.
  • Tác dụng phụ của thực phẩm chức năng.
  • Do tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cùng một lúc.
  • Trào ngược axit
  • Mất nước.
  • Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới.

Chẩn đoán tim đập nhanh

Để chẩn đoán tình trạng tim đập nhanh là bệnh gì, các bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp kỹ thuật để lắng nghe nhịp tim. Bên cạnh đó, những xét nghiệm quan trọng khác cũng sẽ được chỉ định, bao gồm:

Điện tâm đồ:

Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, được thực hiện bằng cách gắn các điện cực lên tay, chân và ngực của bệnh nhân.

Từ đó, hình ảnh về nhịp đập của tim, sự co bóp…sẽ được hiển thị theo dạng đồ thị trên máy tính giúp việc chẩn đoán được dễ dàng hơn.

Siêu âm tim:

Được sử dụng khá phổ biến trong việc tìm kiếm những bất thường về cấu tạo và chức năng tim.

Theo dõi Hotler:

Hotler là một loại màn hình đặc biệt, được gắn trên cơ thể ghi lại những thông số về nhịp đập của tim.

Theo đó,với những trường hợp dùng điện tâm đồ không hiểu quả, đây sẽ là phương pháp hữu dụng.

Tuy nhiên, đôi khi tình trạng tim đập nhanh xuất hiện khá thất thường, khi làm điện tâm đồ hay theo dõi Hotler đều không phát hiện ra.

Lúc này, các bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị có tên máy ghi sự kiện gắn trên cơ thể người bệnh trong nhiều ngày để ghi lại sự thay đổi nhịp tim.

Điều trị tim đập nhanh như thế nào?

Tim đập nhanh nếu do các nguyên nhân như tâm trạng thay đổi đột ngột, vận động thể chất hay ăn quá no gây ra thì không cần điều trị. Bởi nhịp sẽ tự hồi phục trở lại bình thường sau đó.

Tuy nhiên nếu tình trạng này do nhóm các nguyên nhân bệnh lý gây ra, thì việc điều trị nên được thực hiện trong thời gian càng sớm càng tốt.

Về phương pháp điều trị thì tùy vào từng nguyên nhân, bệnh lý cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Đó có thể là việc dùng thuốc hay chỉ định phẫu thuật để tình trạng bệnh được cải thiện hơn.

Phòng ngừa tim đập nhanh

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, dựa vào nguyên nhân gây bệnh không chỉ giúp tìm được biện pháp điều trị thích hợp.

Đồng thời sẽ đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tim đập nhanh hiệu quả như:

  • Tránh căng thẳng, lo âu.
  • Tham gia tập luyện các kỹ thuật giúp ổn định tâm trí như yoga, thiền.
  • Không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Duy trì tập luyện với mức độ thích hợp.
  • Hạn chế dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng có nhiều tác dụng phụ. Tốt nhât, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tin rằng với những thông tin trên, nghi vấn tim đập nhanh là bệnh gì đã có lời giải đáp chi tiết. Bạn đọc hãy lưu lại và sử dụng khi cần thiết và đừng quên tìm gặp bác sĩ khi có biểu hiện bất thường để được khám chữa kịp thời nhé!

[addtoany]
5 (100%) 1 vote
Bình luận của bạn