Bà bầu nhiễm neisseria gonorrhoeae

bà bầu nhiễm neisseria gonorrhoeae

Bà bầu nhiễm neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn gây lậu) có sao không, những ảnh hưởng xấu của bệnh lậu với phụ nữ đang mang thai và em bé là gì? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bà bầu khi mang thai rất dễ mắc các bệnh về đường sinh dục. Điển hình là vi khuẩn neisseria gonorrhoeae đây là tác nhân gây ra bệnh lậu. Khi phụ nữ mang thai nhiễm phải virus này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Neisseria gonorrhoeae là gì?

Neisseria gonorrhoeae là vi khuẩn gây nên bệnh lậu, chúng có hình dáng giống hạt cà phê.

Đây là căn bệnh xã hội phổ biến và lây lan chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn với người bệnh (đường miệng hoặc hậu môn).

Bên cạnh đó, Neisseria gonorrhoeae còn có thể lây qua niêm mạc vết thương hở, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh như: bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo….

Đặc biệt, lây từ mẹ sang con khi người bệnh đang mang thai nhưng mắc bệnh lậu. Khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào bộ phận sinh dục chúng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Đi tới đâu chúng gây viêm và để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe. Bản thân vi khuẩn lâu có khả năng phát triển rất nhanh cứ 15 phút chúng phân chia một lần do đó, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh vi khuẩn lậu bắt đầu tấn công và gây bệnh.

Bà bầu nhiễm neisseria gonorrhoeae có biểu hiện gì?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa thì, triệu chứng của bệnh lậu ở bà bầu và nữ giới thường không rõ ràng.

Bệnh chỉ được phát hiện ra qua thăm khám lâm sang và làm các xét nghiệm cần thiết. Nhưng chị em cũng có thể theo dõi và nhận biết qua một số biểu hiện như:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt, thường xuyên đi tiểu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do neisseria gonorrhoeae đã xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm niệu đạo.
  • Khí hư ra nhiều bất thường, có màu vàng xanh như mủ hoặc màu trắng đục.
  • Đau đớn khi quan hệ tình dục, thậm chí còn xuất hiện máu sau khi quan hệ.
  • Trường hợp quan hệ bằng đường miệng hay hậu môn còn xuất hiện mủ, gây ngứa ngáy và đau đớn, sưng tấy cổ họng.
  • Vùng kín sưng tấy, đỏ.

Bên cạnh đó, bệnh lậu cũng có thể xảy ra ở mắt. Thai phụ sẽ có hiện tượng đau mắt, chảy mủ.

Bà bầu nhiễm neisseria gonorrhoeae có nguy hiểm không?

Đối với nữ giới không mang thai mắc bệnh lậu cũng rất nguy hiểm rồi.

Do đó, với bà bầu khi bị nhiễm neisseria gonorrhoeae, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng sau:

Khi thai phụ mắc phải vi khuẩn neisseria gonorrhoeae có thể gây ra các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung….Những bệnh lý này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Neisseria gonorrhoeae có khả năng tấn công vào máu rất nhanh. Lúc này, thai phụ có thể thấy đau xương khớp, viêm da và một số bệnh nguy hiểm khác.

Mẹ bị bệnh lậu nếu sinh con bằng phương pháp sinh thường, qua đường âm đạo. Những vi khuẩn neisseria gonorrhoeae có thể bám vào mắt của trẻ gây thủng giác mạc, đau mắt, nguy cơ gây mù lòa.

Ngoài ra, trẻ có thể hít phải dịch tiết âm đạo bị viêm nhiễm gây ra bệnh hô hấp, viêm phổi. Ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Chính vì vậy, bà bầu bị nhiễm neisseria gonorrhoeae nếu không được phát hiện và ngăn chặn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai phụ.

Do đó, khi có những triệu chứng của bệnh lậu thai phụ nên chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và để được xử lý kịp thời. Tránh ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.

Điều trị nhiễm neisseria gonorrhoeae ở bà bầu như thế nào?

Cũng theo chia sẻ của các chuyên gia: vi khuẩn neisseria gonorrhoeae mặc dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể khắc phục.

Đầu tiên, thai phụ sẽ được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết cho quá trình chẩn đoán.

Sau khi tìm ra nguyên nhân cũng như mức độ bệnh, bác sĩ tư vấn cho thai phụ các phương pháp điều trị bệnh, lên phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với từng người bệnh.

Hiện nay, điều trị bệnh lậu được áp dụng nhiều phương pháp nhưng chủ yếu vẫn là điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phương pháp ngoại khoa để ức chế và ngăn chặn vi khuẩn tấn công các cơ quan khác.

Có thể bạn quan tâm:

Do đó, chị em cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh mắc các bệnh viêm nhiễm qua đường sinh dục. Đặc biệt trong thời gian mang thai, để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

[addtoany]
5 (100%) 1 vote
Bình luận của bạn