Bệnh chlamydia là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Điều trị

bệnh chlamydia

Bệnh chlamydia là một trong những bệnh da liễu gây nỗi ám ảnh với rất nhiều người. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản mà còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Xác định chính xác nguyên nhân, nhận biết sớm triệu chứng của bệnh. Đồng thời có biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp các bạn bảo vệ được sức khỏe và khả năng sinh sản của mình.

Bệnh chlamydia là gì?

Chlamydia là bệnh xã hội do vi khuẩn Chlamydia trachomatiss gây ra. Bệnh này có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả nam và nữ giới.

Vi khuẩn Chlamydia có dạng hình cầu, chúng tồn tại khá lâu ngoài môi trường, thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục như âm đạo, dương vật…. Vi khuẩn này lây truyền chủ yếu qua đường tình dục.

Bệnh chlamydia do đâu

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh chlamydia xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Qua đường tình dục

Bạn bị nhiễm vi khuẩn chlamydia, nếu quan hệ tình dục với bạn tình bằng cơ quan sinh dục, hậu môn, thậm chí là bằng miệng….Khả năng bạn tình của bạn bị mắc bệnh chlamydia gần như là 100 %.

Truyền nhiễm từ mẹ sang con

Mẹ mang thai bị nhiễm vi khuẩn chlamydia tại cơ quan sinh dục. Khi sinh nở bằng phương pháp tự nhiên.

Vi khuẩn chlamydia trachomatiss sẽ theo đường âm đạo tán công sang trẻ nhỏ, khiến trẻ bị mắc bệnh chlamydia bẩm sinh.

Truyền nhiễm qua việc tiếp xúc với vết thương hở trên da

Da bạn bị thương sẽ khiến sức đề kháng của bản thân bị yếu đi. Nếu tiếp xúc với đối tượng có chứa vi khuẩn chlamydia.

Vi khuẩn này sẽ xâm nhập và tấn công bạn thông qua vết thương hở và gây bệnh.

Bị nhiễm bệnh do sử dụng chung đồ cá nhân

Việc dùng chung đồ cá nhân với người bị mắc bệnh chlamydia như: Khăn mặt, quần áo, bàn chải đánh răng,….cũng là một trong những nguyên nhiến khiến bạn bị mắc bệnh chlamydia.

Bệnh chlamydia có những biểu hiện như thế nào?

Sau một thời gian ủ bệnh từ 7-15 ngày. Bệnh chlamydia sẽ có các triệu chứng mà người bệnh có thể nhìn bằng mắt thường:

Ở nữ giới

So với nam giới dấu hiệu nhận biết bệnh lậu sẽ khó khăn hơn. Khi bị bệnh, chị em sẽ có các triệu chứng:

  • Đi tiểu buốt;
  • Niệu đạo bị chảy mủ;
  • Dịch từ cổ tử cung tiết ra nhiều với màu sắc khác thường như màu vàng, màu xanh, kèm theo mùi hôi khó chịu;
  • Trong lúc giao hợp với bạn tình, chị em thường bị đau rát;
  • Xuất huyết âm đạo bất thường;
  • Khu vực hậu môn bị ngứa và đau nhức;
  • Có nhiều trường hợp còn bị sốt.

Ở nam giới

  • Bị chảy mủ ở bộ phận sinh dục;
  • Khu vực niệu đạo bị viêm diện rộng (tiểu buốt, tiểu khó, đi tiểu ra mủ…);
  • Nam giới bị ngứa ở mông;
  • Họng bị đau rát (trường hợp bị mắc bệnh chlamydia ở miệng);
  • Một số bộ phận ở cơ quan sinh dục như khu vực vùng bìu, tinh hoàn,…sẽ bị đau và sưng.

Bệnh chlamydia dễ tái phát và biến chứng nguy hiểm

Chlamydia là loại vi khuẩn khó điều trị, khả năng tái phát khá là cao. Bệnh nếu như không được điều trị sớm và đúng cách, rất có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

Ở nữ giới

Ống dẫn trứng bị tắc do các mô sẹo mà vi khuẩn chlamydia gây ra;

  • Chị em có thể bị mang thai ngoài tử cung;
  • Khả năng cao bị vô sinh;
  • Dễ bị viêm vùng chậu;
  • Chị em có tâm lý mặc cảm tự ti;
  • Chất lượng tình dục bị suy giảm;
  • Hạnh phúc, hôn nhân gia đình, công việc thường ngày bị ảnh hưởng.

Ở nam giới

  • Bị tắc ống dẫn tinh;
  • Dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm về nam khoa;
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội, nhất là bệnh HIV;
  • Khả năng cao sẽ bị vô sinh hiếm muộn;
  • Tâm lí bị ảnh hưởng;
  • Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn;
  • Hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng.

Bệnh chlamydia có điều trị khỏi được không?

Bệnh chlamydia không phải là bệnh nan y, hơn nữa bệnh là do vi khuẩn gây ra. Vì thế bệnh có thể điều trị khỏi được.

Tuy nhiên, chữa bệnh nhanh hay chậm, bệnh khỏi hoàn toàn hay sẽ bị tái phát trở lại còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Phương pháp điều trị;
  • Mức độ của bệnh;
  • Cơ địa của mỗi người;
  • Chế độ sinh hoạt trong và sau khi điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh chlamydia như thế nào để an toàn và hiệu quả

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của y học. Hiện nay bệnh chlamydia được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể:

  • Điều trị bệnh chlamydia bằng thuốc Tây;
  • Chữa bệnh chlamydia bằng thuốc Đông y và Nam y;
  • Sử dụng phương pháp ngoại khoa để điều trị.

Sử dụng phương pháp điều trị bệnh nào để đạt hiệu quả và an toàn. Trước hết người bệnh cần tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm.

Căn cứ vào kết quả, các bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của người bệnh.

Bệnh chlamydia có phòng tránh được không?

Các bạn có thể hoàn toàn phòng tránh được bệnh chlamydia nếu như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng;
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là cơ quan sinh dục;
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác;
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác khi bị tổn thương ở da;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan đến Bệnh chlamydia. Hi vọng quý độc giả đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh này. Từ đó bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình một cách tốt nhất.

[addtoany]
5 (100%) 1 vote
Bình luận của bạn