Lỗ tiểu của phụ nữ nằm ở đâu?

Rất nhiều người tưởng lỗ âm đạo là nơi thoát nước tiểu ở nữ giới. Nhưng sự thật là nước tiểu được bài tiết qua hệ tiết niệu và đi ra qua lỗ tiểu. Vậy lỗ tiểu của phụ nữ nằm ở đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Lỗ tiểu (hay lỗ niệu đạo) ở đâu?

Lỗ tiểu là nơi cuối cùng trên đường đi của nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài. Lỗ tiểu nằm ở vị trí phía trên âm đạo và phía dưới âm vật cách âm vật khoảng 2cm.

Khi phụ nữ đi tiểu, nước tiểu đi ra ở đường lỗ tiểu và có thể chảy tràn ra các khu vực âm hộ bao gồm cả lỗ âm đạo. Điều này khiến nhiều người hiểu nhầm lỗ âm đạo là lỗ tiểu.

Nước tiểu là “sản phẩm” cuối cùng của hệ nội tiết được sản xuất ra bởi thận qua quá trình lọc máu. Trước khi ra bên ngoài, nước tiểu đi ra niệu quản và được lưu giữ ở bàng quang. Khi bàng quang chứa khoảng 500ml sẽ kích thích cảm giác muốn đi tiểu.

Niệu đạo nữ là gì?

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ cơ thể ra bên ngoài, đây được xem là một phần không thiếu trong hệ tiết niệu. Nó được cấu tạo gồm 3 bộ phận như:

  • Thận.
  • Niệu quản.
  • Bàng quang.

Trong đó thận sẽ lọc các độc tố và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Niệu đạo nữ bắt đầu ở dưới cùng của bàng quang và kéo dài xuống dưới thông qua khu vực cơ bắp của sàn chậu.

Trước khi đi qua lỗ tiểu, nước tiểu phải đi qua cơ thắt niệu đạo. Đây là một cấu trúc cơ bắp giữ nước tiểu ở lại trong cơ thể cho đến khi bàng quang đầy và kích thích cảm giác buồn tiểu.

Cấu tạo của niệu đạo có một biểu mô. Các tuyến trong niệu đạo sản xuất chất nhờn giúp bảo vệ lớp mô này tránh khỏi sự ăn mòn của nước tiểu.

So với nam giới thì phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nhiều. Chính vì thế bạn sẽ có nguy cơ đối diện với các căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Nếu bạn chưa biết nên khám phụ khoa ở đâu , bạn có thể đến các bệnh viện

>>> Khám phá: cấu tạo âm đạo phụ nữ

Những vấn đề có thể xảy ra ở niệu đạo nữ

Dưới đây là những vấn đề có thể xảy ra ở niệu đạo nữ và những tác hại do bệnh gây ra.

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo xảy ra khi bạn bị các vi khuẩn, virus tấn công vào cơ thể. Hầu hết nó xuất phát khi bạn vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.

Triệu chứng của viêm niêm đạo bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Tiểu ít.
  • Nóng rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi.
  • Đau vùng xương chậu.

Các trường hợp viêm niệu đạo do phẫu thuật hay đặt ống thông có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Do đó bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kê đơn thuốc hay can thiệp ngoại khoa tùy thuộc và tình hình của bệnh.

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo tình trạng niệu đạo bị hẹp hay tắc nghẽn gây ra các triệu chứng như sau:

  • Đi tiểu nhỏ giọt, lượng nước tiểu ra ít hơn.
  • Cảm thấy đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu ra máu
  • Đau bụng

Bất cứ các chấn thương do phẫu thuật, tai nạn nhiễm trùng đều khiến bạn có nguy cơ hẹp niệu đạo. Thông thường hẹp niệu đạo được điều trị bằng cách mở niệu đạo.

Ung thư niệu đạo

Ung thư niệu đạo khá hiếm nhưng nếu bạn mắc bệnh nó sẽ dễ lan sang âm đạo, bàng quang. Ở giai đoạn đầu, nó không có dấu hiệu rõ ràng, chỉ đến khi phát bệnh bạn sẽ thấy các dấu hiệu như:

  • Đi tiểu ra máu
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Lượng nước tiểu mỗi lần giảm dần.

Hiện nay chưa có nguyên nhân nào cụ thể gây ra ung thư niệu đạo. Song có một số yếu tố được nghi ngờ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tuổi tác.
  • Những người có tiền sử ung thư bàng quang.
  • Bệnh nhân viêm niệu đạo mãn tính.

>>> Tham khảo: Hột le là gì?

Các biện pháp để có một niệu đạo khỏe mạnh

Để giữ một niệu đạo khỏe mạnh, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:

  • Uống đủ nước: Nước giúp loại bỏ các chất độc hại và vi khuẩn ra khỏi hệ tiết niệu.
  • Vệ sinh đúng cách: Lau từ trước ra sau là cách để ngăn ngừa vi khuẩn từ hậu môn lây lan sang niệu đạo.
  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ, để chắc chắn hơn hãy hỏi bạn tình của bạn về lịch sử các bệnh tình dục của họ.
  • Đi tiểu sau khi quan hệ việc này giúp loại bỏ các vi khuẩn xung quanh niệu đạo.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C tạo môi trường axit cho nước tiểu giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
  • Mặc đồ lót cotton thông thoáng, tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp bạn giải đáp vị trí của lỗ tiểu, cũng như những bệnh lý có thể gặp phải ở niệu đạo nữ. Từ đó chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng tráng bệnh tốt nhất.

[addtoany]
5 (100%) 1 vote
Bình luận của bạn