Bé ngủ hay bị giật mình: nguyên nhân & khắc phục

bé ngủ hay bị giật mình

Bé ngủ hay bị giật mình là phản xạ tự nhiên, nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như chân tay miệng mà mẹ không nên chủ quan.

Hầu hết tất cả các bé sơ sinh khi ra đời đều có hiện tượng giật mình trong những tháng đầu tiên. Hiện tượng này thường xuất hiện từ 1 tháng và kết thúc ở khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 từ khi ra đời.

Dù xuất hiện trong vài giây và hết ngay lập tức nhưng nó cũng là dấu hiệu cho biết rất nhiều điều về sức khỏe của bé.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình như: phản xạ tự nhiên của bé, trẻ ngủ không quen giấc, thiếu canxi, trẻ bị trào ngược dạ dày, bệnh lý khác. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có cách khắc phục hợp lý nhất.

Lý do khiến bé hay giật mình khi ngủ?

Giật mình là phản xạ tự nhiên như việc trẻ tự tìm đến vú mẹ sau khi ra đời. Điều này có thể dễ dàng lý giải là vì sau khi sinh em bé được chuyển từ cơ thể mẹ ra ngoài. Biểu hiện giật mình khi đó là cách giúp mẹ tự bảo vệ bản thân trước các nguy cơ đe dọa khác nhau từ bên ngoài.

Nếu hiện tượng này do phản xạ tự nhiên, bạn không cần lo lắng. Nhưng khi trẻ thường xuyên giật mình kèm theo các dấu hiệu bất thường khác trong cơ thể, mẹ nên chú ý vì trẻ có thể mắc các bệnh như sau:

Tâm lý bất an: Tình trạng này thường xuất hiện khi bé có cảm giác lo lắng, sợ hãi, cảm giác không an toàn.

Khi xuất hiện các tiếng ồn lớn, đặt xuống một cách bất ngờ trẻ cũng dễ dàng bị giật mình.

Trào ngược dạ dày: không chỉ ở người lớn mới xuất hiện chứng trào ngược dạ dày, mà cả ở trẻ cũng dễ mắc phải chứng bệnh này.

Những đứa trẻ bị thiếu canxi không chỉ hay giật mình, mà bạn còn thấy trẻ thường xuyên rướn người về phía trước.

Hệ thần kinh tổn thương: Khi mắc chứng rối loạn hay nhiễm độc thần kinh, trẻ cũng rất dễ xuất hiện tình trạng giật mình, quấy khóc.

Có thể bạn chưa biết hiện tượng nhiễm đôc thần kinh là vấn đề thường gặp phải ở trẻ mắc bệnh chân tay miệng khi ở mức độ nặng.

Cách khắc phục tình trạng ngủ hay giật mình ở trẻ

Đặt bé vào giường, nôi khi bé đang còn tỉnh

Nhiều bà mẹ có thói quen bế con trên tay khi ngủ, bạn nên đổi bằng cách đặt bé xuống giường, nôi ngay khi bé đang lim dim ngủ. Bởi nếu bé ngủ trên tay bố, mẹ và tỉnh dậy không thấy ai bên cạnh bé sẽ dễ giật mình, khóc vì không có ai bên cạnh.

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy phản xạ giật mình của trẻ xuất hiện nhiều nhất khi bạn đặt bé từ trên tay xuống giường. Nếu bạn đặt bé trên cao quá, trẻ sẽ có cảm giác bị rơi nên dễ dàng giật mình tỉnh giấc. Vì thế, khi đặt bé xuống giường bạn nên giữ bé cách giường một khoảng ngắn, đồng thời giữ tay bé một lúc để bé khỏi giật mình và run sợ.

Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bất cứ đứa trẻ nào.  Vì thế mẹ cần đảm bảo bé được uống sữa no, đầy đủ trước khi ngủ để trẻ tránh bị tỉnh giấc vì đói.

Kiểm tra tã thường xuyên

Việc ướt tã khi đang ngủ cũng khiến con trẻ dễ thức dậy giữa chừng khi ngủ.

Quấn chăn cho bé

Khi ngủ bạn sử dụng một chiếc chăn mỏng sẽ giúp bé tránh được tình trạng giật mình. Vì khi có chăn quấn xung quanh bé luôn có cảm giác an toàn như đang ở trong bụng của mẹ.

Cho trẻ vận động thường xuyên

Khi vận động cơ thể của trẻ sẽ được tăng cơ bắp và sức đề kháng, nhờ đó bé sẽ dễ dàng kiểm soát các cử động của mình.

Bạn có thể thử bằng cách cho bé nằm sấp để bé tự động ngóc đầu lên, cho trẻ ngồi trong lòng để kiểm soát đầu cổ… từ đó bé sẽ dần dần kiểm soát được tất cả các cử động của mình tốt nhất.

Bổ sung vitamin D

Khi ngủ là khoảng thời gian trẻ bắt đầu phát triển xương, nếu con của bạn bị thiếu vitamin D trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong người và dẫn đến giật mình quấy khóc. Do đó, bạn nên cho trẻ tắm nắng và cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin D vào cơ thể.

Như vậy hiện tượng bé ngủ hay bị giật mình không phải là vấn đề nghiêm trọng. Do đó, bạn chỉ cần chú ý theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân là có thể xử lý phù hợp nhất. Tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ sau này.

[addtoany]
Rate this post
Bình luận của bạn