Biểu hiện của bệnh trầm cảm       

Biểu hiện của bệnh trầm cảm
Nguồn ảnh – Internet

Biểu hiện của bệnh trầm cảm không hẳn ai cũng giống ai, tuy nhiên những người trầm cảm thường hay buồn, chán nản, liên tục kiệt sức và giảm ham muốn.

Trầm cảm là một chứng bệnh về tâm lý phổ biến hiện nay, khi số người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Căn bệnh này khiến người bệnh mất kiểm soát và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhận biết được những biểu hiện của bệnh trầm cảm, để kịp thời điều trị bệnh.

Bạn biết gì về bệnh trầm cảm ?

Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn tâm trạng, bạn sẽ cảm thấy mệt một, trống rỗng, mất hứng thú lâu dài.

Đây là bệnh tâm lý khá nghiêm trọng với những tác động không đến trực tiếp tuy nhiên lâu dài nó ảnh hưởng đến những sức khỏe, suy nghĩ, hành động của người bệnh.

Nỗi buồn kéo dài khiến bạn khó có thể hòa nhập được với gia đình, nguy hiểm hơn người bệnh còn có ý định tự tử. Bệnh này đặc biệt thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?

Có thể bạn cũng đã nghe từ đau đó những thông tin như trầm cảm là do stress quá lâu, chấn thương…

Tuy nhiên, đấy chỉ là những nguyên nhân cơ bản, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này cụ thể như:

Thiếu ngủ lâu ngày:

Tình trạng thiếu ngủ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Khi bạn bị thiếu ngủ hoặc không ngủ đủ giấc sẽ khiến hệ thống não bị suy giảm không có thời gian để thay thế các tế bào não.

Do đó, não không thể hoạt động được như bình thường và rồi trầm cảm tấn công thôi !

Lạm dụng thuốc tránh thai:

Các loại thuốc tránh thai có chứa nhiều thành phần gây nên bệnh trầm cảm như progesterone.

Nếu phụ nữ đã từng có tiểu sử trầm cảm hoặc dễ bị trầm cảm nếu lạm dụng thuốc quá nhiều thì tái phát là điều không tránh khỏi.

Những chấn thương hay căng thẳng:

Người bị trầm cảm do gặp cú sốc về tâm lí, do bị lạm dụng tình dục, bị bạo hành lâu ngày, kí ức về tuổi thơ bất hạnh hay những người đang gặp vấn đề về tài chính.

Trầm cảm do di truyền:

Theo nghiên cứu mới đây nhất cho thấy, trong gia đình, nếu người thân mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ các thành viên khác trong gia đình cũng có thể gặp phải bệnh tương tự.

Nột tiết tố thay đổi.

Khi cơ thể có một số thay đổi như bạn mới bị sảy thai, sau khi sinh hoặc đến chu kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ tiền mãn kinh là những nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Do nội tiết tố trong cơ thể bị suy giảm.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm?      

Thông thường, những người mắc bệnh trầm cảm sẽ xuất hiện các biểu hiện như: thường xuyên khó chịu, buồn bã, mệt mỏi, chán ăn…..

Dưới đây là một số biệu hiện của bệnh:

Trầm cảm luôn có tâm trạng luôn buồn bã, chán nản:

Ai trong chúng ta cũng sẽ có lúc gặp chuyên không vui và nhiều biến cố khác nhau có thể xảy ra.

Đối với những người bệnh, nỗi buồn kéo dài và không thể chấm dứt được.

Bạn luôn có những suy nghĩ tiêu cực và không thể chuyên tâm cho công việc và học tập.

Luôn tỏ vẻ không hài lòng, khó chịu với những người xung quanh.

Như đã nói ở trên, bạn thấy mệt mỏi, buồn rầu sẽ dẫn đến thường xuyên cáu giận vô cơ, khó chịu và không hài lòng với người thân.

Liên tục kiệt sức

Bạn khó ngủ, mất ngủ hay bị thức dậy vào nửa đêm, hay gặp ác mộng.

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, bộ nào cũng phải hoạt động và khiến bạn tỉnh táo. Chính vì vậy, khiến cơ thể mệt mỏi suốt cả ngày.

Trầm cảm luôn muốn cô lập bản thân:

Đối với những người bị trầm cảm họ không muốn lại gần hay có suy nghĩ về tương lai tốt đẹp, họ thường không muốn chia sẻ với bất kỳ ai và có xu hướng muốn tránh xa mọi người và cô lập nhưng người xung quanh.

Giảm ham muốn tình dục:

Khi bị trầm cảm các bộ phận bị suy yếu và ham muốn tình dục cũng giảm.

Bên cạnh đó, những loại thuốc chữa bệnh trầm cảm sẽ làm giảm ham muốn tình dục.

Các chất có trong thuốc như Prozac, Lexapro có công dụng để ức chế SSRI nó làm giảm lượng testosterone.

Dấu hiệu này thường nổi bật nhất ở các bạn nam trẻ tuổi.

Tăng hoặc giảm cân bất thường

Rối loạn chức năng tình dục ở nam và nữ

Hậu quả của bệnh trầm cảm?

Bệnh trầm cảm là trong những triệu chứng của bệnh tâm thần.

Những người bị trầm cảm thường tự hủy hoại bản thân mình, rối loạn nhân cách, có thể gây hại đối với những người xung quanh và có những suy nghĩ tiêu cục như tự tử.

Điều trị bệnh trầm cảm như thế nào?

Mỗi người bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa trị khác nhau.

Những phương pháp phổ biến hiện nay:

Dùng thuốc:

Các loại thuốc được dùng điều trị trầm cảm dùng để ức chế serotonin có chọn lọc (SSRI).

Những thuốc chống trầm cảm này có các tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, tâm trạng bồn chồn

Thời gian đầu sử dụng thuốc người bệnh sẽ có cảm giác thèm ăn và muốn ngủ nhiều hơn.

Tâm lý trị liệu:

Phương pháp điều trị bằng tâm lý sẽ hướng dẫn bạn cách ứng sử, suy nghĩ trước khi giao tiếp để cải thiện triệu chứng trầm cảm,

Liệu pháp sốc điện:

Trường hợp sử dụng thuốc và điều trị tâm lý không thành công, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp sốc điện.

Khi sử dụng liệu pháp này người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như mất trí nhớ tạm thời, lú lẫn…

Trầm cảm là một bệnh nguy hiểm chính vì vậy, cần phát hiện thăm khám để điều trị sớm, giúp bệnh nhân chóng bình phục và hòa nhập cộng đồng.

[addtoany]
Rate this post
Bình luận của bạn