Cơ chế sản xuất sữa mẹ là gì

cơ chế sản xuất sữa mẹ

Hiểu đúng về cơ chế sản xuất sữa mẹ sẽ giúp bạn luôn có nguồn sữa dồi dào và tốt nhất dành cho con yêu của mình.

Hầu hết các bà mẹ từ khi mang thai đến khi sinh con đều có khả năng tự sản xuất sữa từ trong cơ thể.

Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà lượng sữa được tiết ra sẽ khác nhau.

Vì thế, hiểu được cơ chế tiết sữa như thế nào sẽ giúp bạn có được nguồn sữa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng khi nuôi con.

Dưới đây là thông tin chi tiết nhất về cơ chế sản xuất sữa mà bạn nên biết.

Sữa mẹ được sản xuất theo cơ chế nào?

Sữa mẹ được tiết ra từ khi bạn bắt đầu mang thai và sẽ thay đổi tùy theo thời gian và nhu cầu của trẻ, cụ thể:

Sản xuất sữa ở thời kỳ mang thai

Khi bắt đầu mang thai, nội tiết từ cơ thể và nhau thai có sự thay đổi, kéo theo đó là sự đổi nhất định ở tuyến vú.

Vào tam cá nguyệt (khám phá) đầu tiên bạn sẽ nhận thấy rõ rệt sự thay đổi của ngực như:

  • Tuyến vú phát triển to hơn trước;
  • Ngực căng tức;
  • Nhũ hoa nhô ra;
  • Xuất hiện các tia máu quanh hai bầu ngực…

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 sữa sẽ bắt đầu được sản xuất. Thậm chí ở một số bà bầu, đã có sữa tiết ra bên ngoài.

Cơ chế sản xuất sữa sau sinh

Hàm lượng prolactin tăng thúc đẩy trực tiếp tới quá trình tiết sữa của sản phụ sau sinh.

Với những tác động lên ngực của bé để kích thích nguồn sữa như mút, bú, dùng máy hút sữa.

Các phản xạ này đều được gửi tín hiệu trực tiếp đến tuyến yên nhằm tạo ra nội tiết tố oxytoxin, nhờ đó bạn sẽ tiết ra nhiều sữa hơn rất nhiều.

Một khi cơ thể đã quá quen với những phản xạ này, chỉ cần bạn có hành động gần gũi, chăm sóc bé bình thường đều có thể kích thích sữa được sản xuất ra.

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, lượng sữa sẽ sản xuất theo nhu cầu của bé đang cần.

Khi lượng sữa trong bầu vú đã hết, thông qua quá trình mút vú mẹ lượng sữa mới sẽ được sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu bú sữa lần sau của bé.

Những điều cần biết về cơ chế sản xuất sữa mẹ

Thay đổi thành phần sữa giữa ngày và đêm

Theo các nhà nghiên cứu lượng sữa mẹ sẽ có sự thay đổi rõ rệt giữa thời điểm ngày và đêm.

Nhiều chị em cho biết buổi sáng lượng sữa tiết ra và hàm lượng trong đó sẽ nhiều và bổ dưỡng hơn so với đêm.

Nguyên nhân xuất phát từ việc hormone prolactin được tiết ra nhiều vào ban.

Mặt khác, khi về đêm cơ thể chị em sẽ có sự chuyển hóa serotonin làm thay đổi thành phần trong sữa giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

Thay đổi theo từng thời điểm phát triển của bé

Lúc mới sinh mẹ sẽ tiết ra sữa non màu vàng trong 2 -3 ngày đầu, sữa này có thành phần miễn dịch giúp bé chống lại các tác nhân có hại bên ngoài.

Có thể giải thích răng thành phần trong sữa non có chữa SIgA chế tiết giúp bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa và các cơ quan bên trong của trẻ.

Giai đoạn 2 tuần sau khi sữa đã “già” hơn.

Tuy rằng thành phần dinh dưỡng trong đó vẫn như giai đoạn tiết ra ban đầu. Nhưng hàm lượng thì không được bảo toàn, thế nhưng nó vẫn là nguồn dinh dưỡng bổ ích nhất cho trẻ trên thế giới này.

Khi trẻ ăn dặm và bắt đầu tập đi, thì lượng sữa mẹ cũng sẽ giảm đi. Đó cũng là lúc ta nên cho trẻ có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ các loại thức ăn bên ngoài.

Gia tăng các kháng thể bảo vệ bé khi ốm

Khi trẻ có dấu hiệu ốm, sẽ dễ dàng nhận biết qua thao tác bú sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn.

Hãy dựa vào dấu hiệu này mà các sản phụ nên bổ sung thêm dinh dưỡng đặc biệt những thực phẩm tăng sức đề kháng, để lượng sữa tiết ra sau đó bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ.

Sữa thay đổi trong quá trình bé bú

Khi trẻ bú sữa sẽ bắt đầu được tiết ra giúp giải quyết cơn khát của trẻ. Các chất dinh dưỡng sẽ tồn tại nhiều hơn ở cuối mỗi cữ bú.

Tuy nhiên, thay vì cố cho trẻ bú cữ cuối thì bạn nên cho trẻ bú đều cả 2 bên để đảm bảo lượng sữa tiết ra ổn định nhất.

Có sự thay đổi giữa màu sắc của sữa

Thực tế sữa vẫn có thể thay đổi rất nhiều màu sắc khác nhau như màu cam, xanh lá cây, cam, vàng.

Nhưng cũng có một số tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến màu sắc của sữa như thuốc và các bệnh lý khác.

Vì thế, nếu thấy màu sắc của sữa bất thường bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về cơ chế sản xuất sữa mẹ trên đây, bạn đã có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe và tạo ra nguồn sữa tốt nhất.

[addtoany]
5 (100%) 1 vote
Bình luận của bạn