Nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách phòng ngừa, điều trị

dau hieu nhan biet benh tay chan mieng

Việc tìm hiểu cách nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách phòng ngừa, điều trị giúp chúng ta chủ động tầm soát bệnh thật tốt, bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là nỗi lo lắng của bất cứ phụ huynh nào đang nuôi con nhỏ.

Tìm hiểu thông tin về các loại bệnh tại danh mục tin bệnh của chúng tôi

Bệnh tay chân miệng là gì ?

Tay chân miệng là tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng bởi virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 xâm nhập vào cơ thể.

Bị tay chân miệng thường xảy ra đối với trẻ em (chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi), do sức đề kháng non nớt nên chưa có khả năng để chống lại các loại virus có động lực học mạnh như vậy.

Ngoài ra, bệnh do coxsackievirus A16 và enterovirus 71 cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc với người bị bệnh, hoặc qua các vật dụng, môi trường công cộng như trường học, bến xe,…

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn này ở trẻ bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Bỏ ăn
  • Ho
  • Đau họng
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Nổi mụn đỏ mờ, sau đó nổi rộp

Các biểu hiện khi chân tay miệng ở giai đoạn đầu này khá giống với bệnh cúm nên các mẹ cần chú ý kỹ trẻ hơn bình thường. Xem thêm triệu chứng của bệnh cảm cúm để phân biệt thêm.

Những biểu hiện mụn đỏ, nổi rộp mờ thường xuất hiện trên da, lòng bàn tay, mu bàn tay hay trên các mu và gan bàn chân. Một số bé cũng xuất hiện mụn rộp trên miệng và bên trong má.

Dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng

Khi bệnh tay chân miệng chuyển biến nặng hơn chúng có các dấu hiệu bao gồm:

Đây có thể là biến chứng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm, khi trẻ sốt do biến chứng chân tay miệng thì sử dụng thuốc hạ số không có tác dụng, tình trạng sốt kéo dài liên tục trên 2 ngày.

Sốt là phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân viêm, khi sốt cao chứng tỏ cơ thể đang có phản ứng mạnh.

Phụ huynh cần làm gì

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như gây mất nước, viêm màng não, viêm não, mất móng tay, móng chân, thậm chí là tử vong. Do đó, phụ huynh cần chú ý:

Chủ động tìm hiểu để có thể nhận biết dấu hiệu bệnh ở trẻ sớm, bởi đối tượng mắc bệnh thường là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên khi có biểu hiện khó xác định hơn, do trẻ chưa thể tự nhận thức.

Nên khi thấy con có biểu hiện biếng ăn, sốt, nổi ban đỏ thì cần đưa con đi khám ngay.

Kịp thời đưa bé đến các cơ sở y tế để khám làm xét nghiệm và có định hướng xử lý phù hợp giảm thiểu những biến chứng mà bệnh có thể gây ra.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là một bệnh phức tạp, nguy hiểm, biến chứng có thể gây tử vong.

Tuy nhiên, bệnh có thể được chữa trị, chữa đơn giản, thậm chí chữa trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản, hoặc điều trị tại cơ sở theo hướng dẫn tùy theo mức độ bệnh.

Cách điều trị bệnh tại nhà:

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà chủ yếu là chăm sóc trẻ thật tốt, hạ sốt cho trẻ, tránh mất nước. Các cách điều trị tại nhà bao gồm:

Hạ sốt bằng thuốc dành riêng cho trẻ được kê bởi các dược sĩ

Về dinh dưỡng

Cho bé ăn thức ăn lỏng (cháo, sữa, ngũ cốc,…), nếu bé lười ăn có thể chia nhỏ bữa ăn để bé ăn từng chút một.

Không cho trẻ ăn quá mặn, cay hoặc chua vì có thể làm tổn thương niêm mạc miệng.

Vệ sinh sạch sẽ cá nhân sạch sẽ cho trẻ, tránh để tiếp xúc với môi trường công cộng

Bôi Xanh methylen nếu có các vết phỏng nước ở chân tay, mặt,…

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ tại cơ sở y tế

  • Hạ sốt cho trẻ: bằng thuốc giảm đau hạ sốt
  • Bù nước: khi trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục, thiếu nước
  • Sử dụng các loại vitamin A, C, PP theo đơn để giúp các vết phỏng nước của bé nhanh lành
  • Dùng kháng sinh
  • Điều trị các trường hợp biến chứng ở trẻ theo phác đồ.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trên thực tế chưa có vacxin ngừa tay chân miệng, bệnh lại có thể lây lan nhanh, dễ thành dịch nên chúng ta càng phải chủ động phòng ngừa bệnh bằng các cách như:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ, cũng như người chăm sóc trẻ

Cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt nâng cao sức đề kháng cho trẻ để giảm nguy cơ mắc bệnh

Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các môi trường công cộng như trường học, nhà trẻ, bệnh viện khi đang có dịch

Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, các vật dụng đồ chơi mà bé tiếp xúc hằng ngày

Trên đây là một số thông tin nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả mà chúng ta nên biết để chủ động tầm soát tốt nhất bệnh lý này.

[addtoany]
5 (100%) 1 vote
Bình luận của bạn