Niệu đạo là gì?

niệu đạo là gì

Niệu đạo là bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu, tuy nhiên bộ phận này rất dễ gặp các vấn đề bất thường, đặt biệt là ở nam giới.

Trong phạm vi bài viết dưới đây, Vnnurse.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ niệu đạo là gì. Cũng như chia sẻ một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo và cách phòng bệnh hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Niệu đạo là gì?

Thực tế, không phải ai cũng biết niệu đạo là gì, cũng như vị trí, cấu tạo và nhiệm vụ của niệu đạo.

Niệu đạo được biết đến là một trong những cơ quan của hệ tiết niệu. Bộ phận này có hình ống dài, được nối từ bàng quang ra lỗ tiểu và có nhiệm vụ đưa nước tiểu ra ngoài. Ngoài ra, ở phái mạnh niệu đạo còn có nhiệm vụ dẫn tinh dịch ra ngoài.

Về cấu tạo, niệu đạo ở nữ giới ngắn khoảng 3cm đến 5 cm, có độ đàn hồi và có thể dãn ra. Niệu đạo của nữ giới có vị trí nằm ở sau âm vật, giữa 2 môi nhỏ và trước lỗ âm đạo.

Khác với nữ giới, niệu đạo ở nam giới có chiều dài từ 18 – 20 cm, được chia thành 4 đoạn sau:

  • Niệu đạo trước tiền liệt: Có vị trí ở cổ bàng quang, kích thước từ 1 – 1,5cm. Tuy nhiên niệu đạo trước tiền liệt chỉ xuất hiện khi bàng quàng đầy.
  • Niệu đạo tiền liệt: Đây là đoạn giãn to nhất của niệu đạo, có kích thước từ 2,5cm đến 3cm.
  • Niệu đạo màng: Niệu đạo màng được tính từ mặt dưới của nhiếp hộ tuyến đến hoành niệu dục. Kích thước của niệu đạo màng chỉ 1,2cm, được xem là đoạn ngắn và hẹp nhất niệu đạo.
  • Niệu đạo xốp: Có kích thước từ 12cm đến 15cm là đoạn có kích thước lớn nhất của niệu đạo.

Chức năng của niệu đạo

Niệu đạo của nam và nữ giới có chức năng chính là đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Khi nước tiểu được đào thảo ra ngoài, các vi khuẩn ở niệu đạo cũng theo dòng tiểu và bài tiết ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, ở nam giới niệu đạo còn có thêm nhiệm vụ trong việc xuất tinh. Do đó, nếu nam giới giao hợp không an toàn sẽ khiến niệu đạo bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Các bệnh thường gặp ở niệu đạo

Trong hệ tiết niệu, niệu đạo là bộ phận rất dễ mắc bệnh, trong đó phổ biến là 2 bệnh lý sau:

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là hiện tượng niệu đạo bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu không chữa trị sớm. Bất kỳ đối tượng nào đều có thể mắc bệnh lý này, khi mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện sau:

  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Cơ thể luôn có cảm giác buồn tiểu.
  • Gặp khó khăn lúc bắt đầu tiểu tiện.
  • Niệu đạo ngứa, khó chịu khi chưa đi tiểu.
  • Ở nam giới có thể đi tiểu ra máu, hoặc xuất hiện máu trong tinh dịch.
  • Đầu dương vật bị sưng đỏ.
  • Cơ quan sinh dục tiết dịch trong hoặc có thể là màng nhầy.
  • Giao hợp đau đớn.

Hẹp niệu đạo

Bệnh lý phổ biến ở niệu đạo tiếp theo chính là hẹp niệu đạo. Hẹp niệu đạo được hiểu là tình trạng lòng niệu đạo bị hẹp do bị viêm nhiễm, xơ hoặc một số yếu tố khác.

Với bệnh lý này, nam giới có tỉ lệ mắc nhiều hơn nữ giới và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy dòng nước tiểu yếu, hoặc dòng nước tiểu chảy thành hai. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, dòng nước tiểu có thể bị tắc nghẽn.

Ngoài ra, bệnh hẹp niệu đạo còn có một số dấu hiệu sau:

  • Khó khăn đi tiểu tiện, đặc biệt là lúc bắt đầu tiểu.
  • Tiểu tiện nhỏ giọt.
  • Tiểu tiện bị đau.
  • Nước tiểu có máu.
  • Tinh dịch có máu.
  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
  • Đau vùng chậu.
  • Bí tiểu.
  • Tiểu không tự chỉ.
  • Lực xuất tinh yếu.

Những điều cần lưu ý phòng bệnh ở niệu đạo

Các bệnh lý ở niệu đạo không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn tác động nặng nề đến sức khỏe của người bệnh. Hơn nữa, niệu đạo là ống dẫn nước tiểu do đó rất dễ bị viêm nhiễm nếu như không vệ sinh sạch sẽ. Do đó, mỗi người cần lưu ý những vấn đề dưới đây để phòng các bệnh ở niệu đạo hiệu quả:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để loại bỏ các vi khuẩn theo đường tiểu ra ngoài.
  • Tuyệt đối, không nên nhịn tiểu khiến vi khuẩn gây viêm nhiễm niệu đạo. Trước và sau khi “yêu” nên đi tiểu để loại bỏ vi khuẩn.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, thao tác từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn gây bênh lây lan từ hậu môn sang niệu đạo.
  • Sử dụng quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt.
  • Đời sống tình dục an toàn, nên dùng bao cao su để phòng các bệnh lây qua đường giao hợp.
  • Hạn chế dùng những sản phẩm gây kích ứng cho niệu đạo như xà phòng, sản phẩm khử mùi …
  • Hạn chế tắm bồn, thay vào đó nên tắm vòi hoa sen.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về niệu đạo là gì, cũng như một số thông tin về các bệnh lý ở niệu đạo và cách phòng bệnh hiệu quả. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở niệu đạo người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và chữa trị. Để rút ngắn quá trình chữa trị, hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

[addtoany]
5 (100%) 2 votes
Bình luận của bạn